KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHÓM- THƠM (DỨA)

1. Thời vụ trồng

Nên trồng vào đầu mùa mưa, tuy nhiên nếu chủ động nước có thể trồng quanh năm.

2. Chọn đất và làm đất trồng

Đất đảm bảo thoát nước tốt. Ở đồng bằng sông Cửu Long độ cao so với mặt biển thấp, mặt đất gần mạch nước ngầm, lại chịu ảnh hưởng của quá trình phèn hóa nên muốn trồng khóm tốt phải đào mương lên líp cao. Ngoài ra cần chú ý độ chua của đất, nếu đất chua (pH<5) phải bón vôi.Cần phải tiêu hủy sạch tàn dư khóm cũ và cỏ dại trên vườn.

3. Chọn giống:

3.1 Có 3 loại chồi thường dùng làm giống:

Chồi ngọn: mọc trên đỉnh quả. Ưu điểm là vườn khóm phát triển đều, ra hoa tập trung,dễ chăm sóc, thu hoạch, nhưng lâu cho quá, sản lượng thấp.

Chối cuống: mọc ra từ cuống quả. Ưu điểm cây phát triển cũng tương đối đều, tiện cho chăm sóc và thu hoạch, Nhược điểm: Lâu cho quả, có nhiều biểu hiện biến dị xấu của quả làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của giống.


Chồi nách: mọc ra từ thân, ở các nách lá gần mặt đất. Đây là đối tượng chính hân giống, hoặc để thay thế cho cây mẹ trong các vườn khóm lưu niên. Ưu điểm: Trổng bằng chổi nách mau cho quả, sản lượng cao. Trung bình sau khi trồng khoảng trên dưới l2 tháng thì ra quả (tùy mức độ to hay nhỏ của chổi).

Qua đây cho thấy nhân giống bằng chồi nách là tốt nhất, thời gian cho quả ngắn, trọng lượng quả lớn, đẻ chổi khòe, ngay trong chồi nách cũng cần chú ý chọn những chồi lớn và đồng đểu.

3.2 Tiêu chuẩn giống:

Chồi ngọn trọng lượng trung bình phải đạt 150 -200g dài trên dưới 25 cm.

Chồi cuống trọng lượng trung bình phải đạt 300-350g, dài trên dưới 35 cm.

Chồi nách 350 — 500g, dài trên dưới 50 cm.

Cần phải phân loại chồi trồng riêng từng lô theo kích cở để thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý và thu hoạch lô khóm.


Khi thu chồi, vận chuyển chồi chủ ý tránh dập nát. Không chất chồi thành đống và phơi nắng làm cho chồi dễ bị thối hỏng, trồng chậm hồi sinh, dễ chết. Chổi con đem về nhiểu, cần bó thành từng bỏ nhỏ (25 – 30 chồi). dựng ở nơi có bóng mát và thoáng gió (có thể dưới tán cây hoặc trong nhà trống).

Trước khi trồng phải bóc bỏ vài lá vẩy ở cuống chồi để cho các đai rễ hở ra, khi ta trống xuống các đai rễ này được tiếp xúc ngay với đất, không bị bao bọc bởi các lá vẩy giúp cây mau hồi sinh.

4. Xử lý chồi

Xử lý chồi nhằm mục đích cho cây mau bén rễ phát triển và phòng ngừa sâu bệnh. Trước khi trồng cắt bỏ các lá khô ở gốc. Nhúng ngập 1/3 chồi từ phía gốc vào dung dịch thuốc sâu Pyrinex, Basudin, Vomoca, Oncol,… để phòng trừ rệp và tuyến trùng hại rễ. Hoặc ngâm chồi trong nước nóng 550C (3 sôi + 2 lạnh) trong 15-20 phút.

5. Khoảng cách và mật độ

Hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 40cm, mật độ 28.000 - 31.000 cây/ha.


Hình ruộng Khóm tại Gò Quao- Kiên Giang, T12.2023

6. Tưới nước và giữa ẩm

Mùa khô cần chú ý tưới nước cho cây. Dùng gầu vảy hoặc máy bơm đặt trên xuồng lấy nước ngay từ mương lên. Có nước mương làm ẩm chân đất nên ngay trong mùa khô mỗi tháng cũng chỉ cần tưới 3 – 5 lần.


Hình ruộng Khóm tại Gò Quao- Kiên Giang, T11.2024

Phủ đất ruộng khóm cũng là biện pháp dược quan tâm, áp dụng không những để giữ ẩm cho đất trong mùa khô mà còn chống úng và chống xói mòn đất trong mùa mưa, hạn chế cỏ dại, góp phần tăng năng suất khóm rõ rệt. Dùng màng phủ nilông màu đen phủ lên đất giữa 2 hàng khóm. Cũng có thể dùng rơm rác, cỏ khô để phủ, đồng thời cung cấp thêm chất mùn cho đất.

7. Tỉa chồi

Nhằm tạo thông thoáng cho vườn khóm, hạn chế tranh chấp dinh dưỡng.

Chồi cần tỉa bỏ trước hết là chồi ngọn và chồi cuống. Riêng với chồi ngọn nếu bẻ trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến quả, tạo ra vết thương dễ làm thối quả, nếu không cẩn thận có thể làm gãy cả quả.

8. Phòng trừ dịch hại:

* Rệp sáp và bệnh héo khô đầu lá hại khóm:

Chích hút dưới rễ làm hệ thống rễ bị hư, cây héo.

Khi chích hút tiết ra nước bọt làm nghẽn mạch dẫn nhựa, nước trong cây khó di chuyển làm cho cây bị héo.


Hình ruộng Khóm bị bệnh tại Gò Quao- Kiên Giang, T12.2023

Những ruộng xuất bị nhiễm nhẹ thì xuất hiện một số cây còi cọc, lá màu vàng úa, trên những ruộng bị nhiễm nặng thì xuất hiện những đám còi cọc, lá màu úa đỏ. Đặc biệt rệp sáp là đối tượng truyền virut từ cây bệnh héo khô đầu lá sang cây khỏe.

Mối liên hệ giữa cây khóm – rệp sáp và virut rất chặt chẽ. Nếu cây khóm bị nhiễm virut mà không có sự tấn công của rệp sáp thì không biểu hiện bệnh.

Triệu chứng của bệnh héo khô đầu lá:

Đầu tiên chóp lá và rìa lá già nhất của cây bị vàng, cong xuống sau đó chuyển sang màu nâu đỏ và sau đó bị khô trong khi các lá non hơn vẫn bình thường. sau đó các lá non cũng héo và chuyển sang màu nâu đỏ. Bệnh xuất hiện nặng vào mùa khô hoặc khi cây đang mang trái, bệnh xuất hiện sớm hơn nếu sử dụng chồi nách từ cây mẹ mang bệnh virut.

Phòng trị:

Biện pháp vật lý, cơ học: Tạo vườn khóm thông thoáng, tưới nước đầy đủ, thường xuyên thăm đồng để phát hiện và nhổ bỏ cây bệnh

Biện pháp canh tác:

Xử lý đất: Làm đất kỹ, thu dọn và tiêu hủy các tàn dư khóm cũ, cỏ dại trên ruộng. Dùng thuốc hóa học gốc lân (Basudin 0,7 – 1 kg/1000 m2) tưới ướt nhẹ để 5 – 7 ngày nhằm tiêu diệt kiến, rệp sáp còn sót lại trên ruộng.

Xử lý chồi khóm: pha dung dịch Basudin 10% ngâm con giống trong khoảng 5-10 phút để loại trừ nguồn kiến, rệp ban đầu

Mật độ trồng: Tránh trồng với mật độ quá dày (khuyến cáo 31.000 chồi/ha) hạn chế tối đa cỏ dại, cây bụi để tạo thông thoáng cho vườn khóm.

9. Bón phân:

Để đạt được vụ mùa bội thu công ty Trí Việt 2000 xin giới thiệu với quý bà con giải pháp dinh dưỡng qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây khóm, giúp tăng năng xuất khóm vược trội.

9.1 Xử lý đất trước khi trồng:

Thời điểm trước khi xuống giống: xử dụng Đồng 99 giúp sát khuẩn đất, phòng trừ nguồn bệnh từ mùa vụ trước tồn dư trong đất. Gây thiệt hại cho cây khóm thời điểm mới xuống giống. Sử dụng định kì 3-6 tháng/lần sau khi trồng giúp cây tăng đề kháng chống chội lại với các loại nấm bệnh.

9.2 Giai đoạn sinh trưởng:

Thời điểm xuống giống: Cây cần phục hồi rễ sau khi trồng sử dụng Master Vina ( chứa Humic, Kali, Fulvic,…), sử dụng định kì 1-1,5tháng/lần giúp hạ phèn, giải độc, tăng độ tơi xốp cho đất, tăng vi sinh vật có lợi, giúp cây phục hồi rễ, đẻ nhánh tạo chồi, kết hợp với sử dụng Phù Sa Xanh chuyên phục hồi Thơm- Khóm- Dứa 32-10-10 Chuyên phục hồi và dưỡng rễ Khóm- Thơm- Dứa giúp cây khóm tăng nhanh sinh khối, nở bẹ, vọt thân mạnh, đồng thời bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng (Mg,Fe,Zn,Cu,NAA,…) giúp cây khỏe mạnh, phát triển xanh tốt kháng bệnh tốt.

Phòng bệnh hại sau khi xuống giống: Sử dụng Cuca Jetma chuyên Khóm- Thơm (Dứa) chứa: Cu,Ca,Zn,Mg,…sử dụng định kì 1-1,5tháng/lần giúp sát khuẩn cho cây khóm vừa xuống giống tránh nấm bệnh tấn công vào các vết thương của cây trồng sau khi xuống giống.

9.3 Giai đoạn phát triển (nuôi trái đưỡng trái sau khi đậu trái):

Nuôi hoa tượng trái: trong quá trình nuôi trái lớn trái sử dụng kết hợp Xô Giàu Dinh Dưỡng Chuyên Khóm -Thơm -Dứa 22-22-22 với kết hợp với Đồng 99 giúp cây sát khuẩn tăng tính kháng với sâu bệnh nấm gây hại, đồng thời Xô Giàu Dinh Dưỡng Chuyên Khóm -Thơm -Dứa 22-22-22 có tác dụng ức chế cây khóm không ra hoa trong giai đoạn nuôi trái giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi trái.

Lớn trái dưỡng trái: trong thời kì cây nuôi trái dưỡng trái cần cung cấp đủ đa trung vi lượng cho cây phát triển hiệu quả tốt nhất. tại thời điểm này sử dụng Siêu lớn trái đẹp trái Khóm-Thơm (Dứa) chứa đầy đủ các nguyên tố đa trung vi lượng như: Đạm(N),Lân(P205),Kali(K2O),Mg,Mn ,… giúp cây tăng cường nuôi trái lớn trái, lên màu trái đẹp gai nở đều kết hợp với Master Vina  Cuca Jetma chuyên Khóm- Thơm (Dứa) giúp giảm phèn mặn, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất, nuôi trái đẹp phẩm chất tốt đồng thời phòng trừ các nấm bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái.

10. Xử lý ra hoa

Sử dụng đất đèn (CaC2):

Khi hòa tan vào nước đất đèn sẽ giải phóng khí Axetylen. Khí này tác động vào đỉnh sinh trưởng của cây khóm làm thay đổi môi trường, kích thích cây khóm ra hoa. Có hai cách xử lý đất đèn gọi tắt là xử lý khô và xử lý nước.

Xử lý nước:

Pha đất đèn tan đều vào nước trước khi cho vào nõn khóm. Pha nồng độ 1%, nhỏ 50ml dung dịch đã pha vào nõn cây khóm. Sau 2 –3 ngày, xử lý nhắc lại lần 2 với nồng độ và liều lượng cũng như lần 1.

Dùng can nhựa trắng loại 20 lít, đổ 15 lít nước sạch và 1,5 lạng đất đèn loại 1 vào can, đậy nắp lắc cho tan đều đất đèn và nước. Dùng bình bơm xịt 50ml dung lịch vào 1 nõn khóm. 15 lít dung dịch nước xịt đủ cho 300 cây khóm. Pha nước cho tan đều vào nước rồi tiến hành xịt ngay.

Xử lý đất đèn phải dùng nước mát và xử lý khi ngoài trời có nhiệt độ thấp. Mùa hè–thu: Tốt nhất là xử lý vào ban đêm và sáng sớm để vườn khóm đạt tỷ lệ ra hoa cao

11. Thu hoạch:

Khóm chín rất nhanh, nếu thu hoạch trễ dễ bị thối nát hư hại. Nhưng nếu thu hoạch quá sớm hàm lượng đường thấp, ảnh hưởng không tốt đến phẩm chất

Để thu hoạch đúng lúc, chúng ta căn cứ vào cơ sở sau đây:

Dựa vào màu sắc, hình thái quả.

Theo yêu cầu của người tiêu thụ.

 

-Tài liệu được biên soạn, trích viết từ nhiều nguồn sách và tư liệu, dung lưu hành nội bộ

-Mọi thông tin liên hệ sản phẩm và trao đổi kỹ thuật cây trồng xin vui lòng liên hệ : Kỹ sư nhà vườn: 0916 874 983/ 0972 874 983

(Nguồn Tri Việt 2000)

Website: triviet2000.com

Fanpage: TCT.TV2000

Youtube: TV2000 GROUP


 




Hotline: 0913 10 12 78
Zalo: 0913 10 12 78
Facebook messenger